Một sản phẩm cũng có thể trở thành tâm điểm trong lòng người.
Mứt và nước sốt sử dụng cánh hoa hồng của “Hội mứt hoa hồng Fuefuki” do bà Amemiya và các cộng sự của bà tạo ra chính là sản phẩm như vậy và hiện đang được nhiều người biết đến.
Sản phẩm có bề ngoài xinh xắn, hương thơm nhẹ nhàng.
Và hơn hết là làm cho người dùng phải ngạc nhiên khi nếm thử...
Bài ký sự lần này xin được giới thiệu đến bạn đọc loại mứt cánh hoa hồng được chế biến một cách cẩn trọng giống như “thận trọng như nuôi nấng trẻ con” cùng các công đoạn chế biến và tâm tình của những người chế biến.
////////////////
Trò chuyện cũng bà Amemiya Chizuko
Là nhân viên của cửa hàng ăn uống “Kokubutei” ở thành phố Fuefuki, bà đã bắt đầu việc chế biến thực phẩm dùng hoa hồng với mong muốn sử dụng “hoa hồng”_loài hoa vốn được biết đến như là biểu tượng của Fuefuki để tăng thêm sức sống cho thành phố. Về mứt sử dụng hoa hồng thì vốn đã có nhiều loại trước đó, nhưng không có loại nào đủ đến khiến người ăn nhớ mãi. Vì vậy bà đã bắt đầu tự làm lấy. Bà đã lập nên “Hội mứt hoa hồng Fuefuki” và giữ vai trò làm người đại diện của hội.
///////////////
Tuổi thọ của hoa rất ngắn nên đòi hỏi tốc độ trong việc hái hoa.
Những người trong hội, bắt đầu từ bà Amemiya trồng hoa hồng trong vườn nhà mình. Đến đợt hoa nở rộ vào tháng năm thì mỗi ngày người trồng sẽ hái hoa vào đầy hai giỏ đi mua sắm. Sau đó, chỉ lấy cánh hoa, rửa sạch, hầm nhỏ lửa trong nồi... “Hội mứt hoa hồng Fuefuki” của bà Amemiya và các cộng sự sử dụng loại “hoa hồng”_loại hoa được biết đến như là biểu tượng của thành phố Fuefuki, và dùng cánh hoa đó để làm mứt. Tính đến nay, hoạt động này đã được bốn năm.
“Hoa phải được hái vào buổi sáng sớm đúng ngay lúc nở rộ. Vì hoa sẽ rụng vào đêm thứ hai sau khi nở nên tốc độ hái rất quan trọng.”
Hoa hồng được sử dụng là giống hoa hồng cũ được biết đến như là chủng loại hoa được trồng ở vườn phía trong cung điện Versailles từ trước công nguyên. Trong số đó, loại hoa được chọn là hai loại có từ lâu đời và được biết đến như là những loại hoa hồng nguyên thuỷ tên là “hoa hồng Rosa gallica officinalis” và “hoa hồng Baron” . Nghe nói hai loại hoa này đã được chọn sau khi chế biến thử qua rất nhiều loại.
“Chúng tôi chỉ sử dụng cánh hoa từ bông hoa đã hái. Thêm vào đó chúng tôi dùng kéo cắt bỏ đài hoa_phần có vị đắng. Sau đó, đem nấu với đường và nước.”
Cánh hoa được sử dụng là các cánh hoa không bị dính thuốc diệt sâu bệnh. Các công đoạn trồng hoa và diệt rệp đều được bà Amemiya và các cộng sự làm thủ công.
“So với việc trồng hoa thì việc làm cho mứt chế biến xong có được màu đẹp của hoa hồng khó hơn nhiều. Sau nhiều lần chế biến thử thì đã tạo ra được màu hiện tại.”
Để tâm từ màu sắc, hương vị, cảm giác khi ăn đến cả bao bì
Bà Amemiya cho biết “Mỗi năm chúng tôi đều tiến hành những nghiên cứu mới.”
Ngoài màu sắc, hội còn tiến hành nhiều nghiên cứu về độ ngọt, hương thơm và độ mềm khiến người dùng có được cảm giác trải nghiệm khi ăn những cánh hoa.
“Chúng tôi cũng rất cẩn trọng trong công đoạn đóng lọ cuối cùng. Nếu không cẩn thận mứt sẽ mất hết hương vị và cũng sẽ bị mốc.”
Loại mứt được làm cẩn trọng từng tí một này không chỉ thu hút nữ giới mà còn thu hút cả nam giới. Những người đã từng nếm qua một lần thì sẽ lại tìm đến mua.
“Do tốn nhiều công sức nên chúng tôi không chế biến được nhiều. Hơn nữa, giá thành cũng cao so với các loại mứt khác. Nhưng hiện tại cho dù giá có cao thì khách cũng đã tìm đến mua.”_Bà Amemiya chia sẻ cảm nhận.
Sản phẩm bỏ nhiều công sức đến mức “Đâu cần phải làm đến mức này!”
Phải mất đến bốn năm hội mới cho ra đời được sản phẩm tự tin về màu sắc, vị và hương thơm. Thêm vào đó, bao bì cũng được đóng gói tinh tế để làm quá biếu.
“Chúng tôi muốn tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Chúng tôi đã tìm kiếm lọ đựng sao cho có dùng nó làm vật trưng cũng không thấy bị kém cạnh với các món đồ khác. Nhãn trên hộp thì dùng giấy Nhật. Cả các công đoạn làm mứt cũng vậy, chúng tôi làm tỉ mỉ đến mức người cầm sản phẩm phải nghĩ “đâu cần làm đến mức này!”. Để tăng giá trị cho sản phẩm bên trong thì bề ngoài cũng cần được đầu tư!”
Có lẽ khi nghe nói đến mứt hoa hồng thì không ít người sẽ nghĩ đến loại mứt rất ngọt và hương rất gắt.
Nhưng “Mứt cánh hoa hồng” do bà Amemiya và các cộng sự làm thì bề ngoài có màu tươi sáng nhưng hương lại rất dịu nhẹ, nếm thử thì sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ nhàng, tinh tế, không ngán... Nói cách khác thì nó đánh lừa người dùng theo nghĩa tốt.
Bà Amemiya cảm thất rất vui khi sản phẩm mình làm ra một cách tỷ mỷ được đánh giá cao và khách hàng vừa ăn vừa khen ngon và nở nụ cười. Sau cùng bà đã cho biết thêm như sau:
“Vì chúng tôi đã dành rất nhiều tâm huyết nên mong muốn có thể nuôi dưỡng sản phẩm thêm để biến nó thành biểu tượng của thành phố. Ngoài mứt, chúng tôi còn chế biến nước sốt cánh hoa hồng. Dùng nước sốt này rưới lên kem làm thành món kem Sundae bán ở các khu du lịch thì nhiều khách đã đến tìm mua món kem này.
Nếu như mứt và nước sốt của chúng tôi có thể góp phần kêu gọi người đến, giúp tăng sức sống cho khu vực thì chúng tôi sẽ thấy rất hạnh phúc.”
■
\Let's go see Ms. Amemiya/
Store : Kokubutei
Address: 482 Kokubu, Ichimiya-cho, Fuefuki city
Tel: (+81)-553-47-2951
Opening hours: 11:00~17:00/18:00~22:00(Reservation required)
Closed: Wednesdays
Comments