top of page
  • Ảnh của tác giảThe Peach City

“Trống Thiên Lôi”_thành phố Fuefuki, âm thanh làm rung lòng.

Âm sắc trống Nhật là nét riêng của Nhật. Trống Nhật nếu như trước đây được sử dụng làm “tiếng ra hiệu” thì nay đã được mệnh danh là “nghệ thuật” và trở thành một nét “văn hoá Nhật”. Trước đây, “Trống Thiên Lôi” ở thành phố Fuefuki đã được đánh để cổ vũ tinh thần dũng sĩ trong cuộc chiến Takeda Shingen. Tiếng trống đó đã được phục hưng vào năm Showa 58 (năm 1983) sau một thời gian dài.



////////////////

Hội bảo tồn trống Thiên Lôi

Hội trưởng_ông Kajihara Yasuo

Sau vài năm lên sống ở Tokyo, ông đã quay về Yamanashi để kế thừa lữ quán “Kisetsu no oyato Himine” (tạm dịch là “Lữ quán bốn mùa Himine”) mà cha mẹ ông đã khởi dựng. Ông là một trong những thành viên đầu tiên lập nên hội bảo tồn trống Thiên Lôi và hiện đang đảm trách vai trò hội trưởng sau 30 năm gắn bó. Ngoài những lễ hội tại địa phương, ông còn tích cực truyền bá hoạt động của hội như tạo ra những dịp biểu diễn trong ngoài tỉnh và cả ở nước ngoài.

//////////////



“Trống Thiên Lôi”_một phần trong việc xây dựng quê hương

Việc bắt đầu trống Thiên Lôi là từ năm Showa 58 (năm 1983). Khi tôi và một số người cùng trí hướng tại thị trấn Misako thành phố Fuefuki đang bàn với nhau rằng “Không biết có cách nào giúp thị trấn chúng ta hợp nhất với nhau không?” thì ý tưởng về “trống Nhật” đã hiện ra.



“Trong số những người bàn chuyện khi đó thì không ai có kinh nghiệm về trống Nhật cả. Vì vậy, khoảng 12, 13 thành viên khi đó đã xin vào làm đệ tử của “hội bảo tồn trống Osuwa” của thành phố Osuwa, tỉnh Nagano. Những thành viên này đã ăn ở tại đó, nhận hướng dẫn và đem các kiến thức đã học được về thành phố Fuefuki chia sẻ cho các thành viên còn lại. Sau khi học qua các kiến thức cơ bản về trống thì chúng tôi đã mời các chuyên gia đến và tiếp tục tập luyện.”

Người chia sẻ điều trên là ông Kajihara Yasuo_hội trưởng hội bảo tồn trống Thiên Lôi. Ông Kajihara là một trong các thành viên đã gia nhập từ ngày đầu lập hội.

“Tôi đã trở về từ Tokyo để thừa kế “lữ quán bốn mùa Himine”, nói cách khác là hồi hương. Tuy Fuefuki là nơi tôi sinh ra và lớn lên nhưng tôi không có nhiều mối quan hệ gắn kết lắm. Vì vậy tôi đã muốn có được sự gắn kết với mọi người trong vùng. Khi đó, nghe nói có chủ đề này nên tôi đã muốn tham gia hết mình.”

Sau đó, hội đã chiêu mộ thêm thành viên và tổ chức biểu diễn trống Nhật. Từ đó, hoạt động của hội bảo tồn trống Thiên Lôi đã được tiếp tục cho đến ngày nay.



Hoạt động kéo dài trên 30 năm, có cả sự tham gia của các thành viên từ địa phương lân cận.


Hội bảo tồn trống Thiên Lôi hiện có khoảng 50 thành viên. Một trong những đặc trưng của hội là có nhiều thành viên là nữ và trẻ em. Ngoài người trong thành phố Fuefuki thì hội còn có các thành viên đến từ thành phố Yamanashi và Kofu.

“Việc có nhiều trẻ em có lẽ là đặc trưng của vùng này. Ở vùng này các trẻ ở lớp sắp tốt nghiệp mẫu giáo thì thường có dịp tiếp xúc với trống Nhật. Tuy nhiên khi lên cấp một thì trẻ sẽ không còn thời gian chơi trống nữa. Vì vậy những trẻ yêu thích trống Nhật và các bậc phụ huynh muốn con mình tiếp tục chơi trống thì sẽ đến với hội sau khi trẻ tốt nghiệp mẫu giáo.”



Việc có được môi trường để làm việc mình muốn làm là một việc rất tuyệt vời. Ông Kajihara đã cho biết nhân tố lớn giúp hoạt động của hội có thể tiếp tục được trên 30 năm chính là nhờ việc các thành viên trong hội “yêu trống Nhật”.

“Sau khi có các thành viên mới tham gia thì việc đầu tiên chúng tôi hướng dẫn chính là các quy tắc về lễ nghĩa. Chúng tôi coi trọng tư thế đánh trống và các quy tắc về lễ nghĩa như bắt đầu từ lễ và kết thúc cũng bằng lễ. Vì điều này chính là văn hoá Nhật.”

Hội bảo tồn trống Thiên Lôi không những chỉ là nơi hướng dẫn kỹ thuật trống mà còn là nơi giúp con người trưởng thành về mặt nhân cách.

Thu hút bằng vũ điệu, đánh đọng lại bằng âm thanh


Trống Thiên Lôi được đặt tên từ việc có âm thanh làm rung chuyển mặt đất giống như âm thanh tuyệt diệu không ai đánh mà tự phát ra từ trời. Đặc trưng của âm sắc này là rất dày và sắc. Có thuyết cho rằng tiếng trống này đã được đánh lên vào thời chiến quốc trong cuộc chiến Takeda Shingen. Đó là tiếng trống vang lên trong cuộc hợp chiến Kawanakashima và ngày nay âm sắc này đã được tái hiện lại bởi ông Kajihara và các thành viên trong hội.

Ngoài ra, hội còn có nhiều dịp biểu diễn ngoài tỉnh. Ông Kajihara đã chia sẻ như sau về việc công diễn tại các địa phương.



“Một khi đã luyện tập thì chúng tôi muốn nhiều người nghe. Ngày nay, ngoài các lễ hội tại địa phương, chúng tôi còn tổ chức các hoạt động diễn xuất trong thành phố, trong tỉnh. Ngoài nghe âm sắc trống chúng tôi còn mong muốn các quan khách xem biểu diễn. Các “vũ điệu” của chúng tôi cũng rất đặc sắc. Chúng tôi còn kết hợp biểu diễn chung với sáo và nhiều nhạc cụ truyền thống khác. Khi nhắm mắt, khách có thể thưởng thức âm sắc, khi mở mắt có thể thưởng thức vũ điệu. Việc tiếng trống hoà quyện cũng vũ điệu chính là yếu tố làm nên buổi biểu diễn trống Nhật”.

Ngoài ra, gần đây hội cũng đã nhận phỏng vấn từ cơ quan truyền thông nước ngoài.

“Một vị khách tại cơ quan truyền thông của Đức đã đến và chúng tôi đã mời ông ấy đánh trống thử. Vì trống có nhịp điệu đặc trưng của Nhật nên có hơi khó cho khách nước ngoài. Tuy nhiên, ông ấy đã diễn xuất với phong cách trông rất hào hứng. Về kỹ thuật thì có rất nhiều nhưng nhóm chúng tôi coi trọng nhất là việc diễn xuất một cách vui vẻ. Việc này đã trở thành một dịp tốt để khách nước ngoài trải nghiệm sự vui thú của trống Nhật.”

Âm thanh hợp nhất, âm sắc “bay xa” đến nhiều kilomet


Khi hỏi ông Kajihara về sự thú vị của trống Nhật thì câu trả lời của ông rất đơn giản.

“Đó chính là việc hợp nhất. Mười người tạo nên cùng một âm thanh. Uy lực và sức mạnh đó không những là điểm mà chúng tôi muốn người nghe cảm nhận được mà còn là điều giúp cho người biểu diễn cảm thấn phấn chấn.”

Âm sắc đó có thể vang đến nhiều kilomet.

“Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập hội thì chúng tôi đã có được dịp biểu diễn tại nước ngoài (Singapore, Đài Loan) và đã nhận được đánh giá cao về “uy lực” của các quan khách nước ngoài. Âm sắc bay xa nhiều kilomet và đọng lại âm thanh trong lòng người nghe chính là đặc trưng của trống Nhật.”

Ông Kajihara đã đến với trống Nhật từ năm 28 tuổi, và từ đó đến nay đã trải qua hơn 30 năm. Ông nói muốn thưởng thức niềm vui biểu diễn trống cùng các thành viên.

“Việc muốn đánh trống Nhật thử mà có nơi để thực hiện được chính là việc tốt với cả trẻ em và người lớn. Diễn xuất một cách vui vẻ cùng việc tuân thủ các quy tắc chính là nguyên tắc của trống Thiên Lôi. So với việc xem biểu diễn thì việc biểu diễn thực tế chắc chắn sẽ vui hơn nhiều. Vì vậy, mời mọi người tham gia vào nhóm chúng tôi!”





\Let’s go to see Mr. Kajihara/

 

Adress: 4890-1 Kamikurokoma, Misakacho, Fuefuki city

Tel: (+81) – 55 ‐ 264 ‐ 2729

Practice day:Every Tuesday



Comments


bottom of page